Nhóm chuyên môn TTHCM Giới thiệu chung

Thứ hai - 23/11/2020 03:00

NHÓM CHUYÊN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


1. Giới thiệu chung
  • Trưởng nhóm chuyên môn: TS. Hà Thị Dáng Hương
  • Địa chỉ: Phòng 310, nhà D3, trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Nhóm chuyên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được thành lập năm 2003, đến năm 2006 có quyết định của Nhà trường đổi tên thành Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến đầu năm 2020, thực hiện quyết định 4890/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2019 của Bộ giáo dục và Đào tạo nhóm chuyên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được thành lập.

Từ khi thành lập đến nay, nhóm chuyên môn luôn khẳng định vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp giáo dục Nhà trường. Nhóm chuyên môn đã góp phần hình thành ý thức chính trị cho nhiều thế hệ sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội, giúp sinh viên hiểu được giá trị, cống hiến của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại; góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, phương pháp làm việc, xây dựng niềm tin và tình cảm cách mạng; kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng và phát huy ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước.  

Hiện nay đội ngũ cán bộ của bộ môn bao gồm 01 Tiến sĩ và 03 thạc sĩ. Các cán bộ trong bộ môn đã có nhiều công trình khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, đã tham gia biên soạn nhiều sách giáo trình, sách chuyên khảo, chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở và đề tài cấp Bộ. Thực hiện mục tiêu giáo dục của Khoa Lý luận Chính trị và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các giảng viên bộ môn không ngừng hoàn thiện chuyên môn, nghiên cứu khoa học và phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu chiến lược giáo dục của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập và phát triển.


2. Đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học
  

STT

Họ và tên

Chức vụ

Học hàm học vị

Ghi chú

1

Hà Thị Dáng Hương

CB Giảng dạy

Tiến sỹ. GVC

Trưởng nhóm

2

Nguyễn Quốc Đoàn

CB Giảng dạy

Thạc sỹ. GVC

 

3

Phạm Thị Mai Duyên

CB Giảng dạy

Thạc sỹ. GVC

 

4

Nguyễn Thị Thu Hà

CB Giảng dạy

Thạc sỹ

 

5 Lê Thu Nguyệt CB Giảng dạy Thạc sỹ  

 

3. Định hướng phát triển

Thực hiện mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển, các giảng viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học các cấp, gắn lý luận với thực tiễn, từng bước mở rộng các hướng nghiên cứu mới thuộc khối ngành khoa học xã hội để tăng cường số lượng, chất lượng bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây