SSH1111: Triết học (Philosophy of Marxism and Leninism)
- Khối lượng (Credits): 3(2-1-0-6)
- Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
- Học phần học trước (Corequisite Courses): Không (None)
- Học phần song hành (Concurrent courses): Không (None)
Mục tiêu:
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Từ đó làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn, nội dung của các môn học khác. Đồng thời, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, định hướng tư tưởng - chính trị trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
Nội dung:
- Khái lược về vấn đề cơ bản và lịch sử phát triển của Triết học, chỉ ra tính Cách mạng và Khoa học của Triết học Duy vật biện chứng Mác-Lênin so với các trường phái Triết học khác.
- Phân tích, làm rõ chủ nghĩa duy vật biện chứng - duy vật lịch sử, như một phương pháp luận khoa học để luận giải thế giới khách quan và sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử.
- Liên hệ, chỉ ra cách thức vận dụng những nguyên lý cơ bản được vào hoạt động thực tiễn.
--------------------------------------------
SSH1121: Kinh tế chính trị (Political economy)
- Khối lượng (Credits): 2(1.4-0.6-0-4)
- Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
- Học phần học trước (Corequisite Courses): Triết học (SSH1111)
- Học phần song hành (Concurrent courses): Không (None)
Mục tiêu:
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, nền kinh tế thị trường và các mối quan hệ tương tác xã hội trong hoạt động kinh tế. Từ đó, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn các quy luật lịch sử - kinh tế - chính trị - xã hội. Đồng thời, định hình tư duy và hành động thực tiễn phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN của đất nước.
Nội dung:
- Tổng hợp các các vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị trường, chỉ rõ cơ sở tạo nên giá trị hàng hóa, lịch sử hình thành, phát triển và bản chất tiền tệ, cùng với các quy luật của thị trường.
- Phân tích bản chất các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội của trong nền kinh tế thị trường, làm rõ sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường TBCN với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Diễn giải xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp và những tác động đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp thu nhập cao.
------------------------------------------------------------------
SSH1131: Chủ nghĩa xã hội khoa học (Science Socialism)
- Khối lượng (Credits): 2(1.4 - 0.6 - 0 - 4)
- Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
- Học phần học trước (Corequisite Courses): Triết học (SSH1111), Kinh tế chính trị (SSH1121)
- Học phần song hành (Concurrent courses): Không (None)
Mục tiêu:
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xu thế phát triển các hình thái kinh tế - xã hội, hướng đến xã hội do nhân dân lao động làm chủ, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở trình độ rất cao. Từ đó, xây dựng niềm tin nhận thức về con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Nội dung:
- Làm rõ tính tất yếu khách quan, khái niệm và các nội dung của Cách mạng XHCN, xuất phát từ những mâu thuẫn kinh tế - chính trị - xã hội mà Chủ nghĩa Tư bản không thể giải quyết được.
- Xác định những điều kiện cần thiết và lực lượng tiên phong để xây dựng xã hội tiến bộ tương lai là giai cấp công nhân của nền đại công nghiệp trình độ cao.
- Chỉ ra các vấn đề dân tộc, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, xây dựng nền dân chủ trong tiến trình Cách mạng XHCN, cùng với những bài học kinh nghiệm lịch sử và các xu thế mới của thực tiễn.
-------------------------------------------
SSH1141: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of Vietnam Communist Party)
- Khối lượng (Credits): 2(1.4 - 0.6 - 0 - 4)
- Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
- Học phần học trước (Corequisite Courses): Không (None)
- Học phần song hành (Concurrent courses): Không (None)
Mục tiêu:
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành và phát triển, cùng với vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lịch sử dân tộc. Từ đó làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nhận thức đúng đắn về chế độ chính trị tại Việt Nam, khẳng định con đường phát triển của đất nước là do Đảng lãnh đạo.
Nội dung:
- Làm rõ bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế từ đầu thế kỷ XX, qua đó tạo nên những yêu cầu khách quan, dẫn đến sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập.
- Phân tích một cách hệ thống về đường lối, chủ trương, chính sách, bài học kinh nghiệm và kết quả thực tiễn Đảng đã lãnh đạo dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, đại diện cho lợi ích, ý chí của nhân dân và toàn thể dân tộc
----------------------------------------------------------------------------
SSH1151: Tư tưởng Hồ Chí Minh (The ideaology of Ho Chi Minh)
- Khối lượng (Credits): 2(1.4 - 0.6 - 0 - 4)
- Học phần tiên quyết (Prerequisite): Không (None)
- Học phần học trước (Corequisite Courses): Không (None)
- Học phần song hành (Concurrent courses): Không (None)
Mục tiêu:
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc hình thành, nội dung, tầm vóc lịch sử của Tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn kết với phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời, chỉ ra tấm gương đạo đức, tác phong, phương pháp khoa học và gần gũi, mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã để lại như một di sản cho dân tộc Việt Nam.
Nội dung:
- Khái quát hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế, chặng đường hoạt động thực tiễn, những phẩm chất cá nhân, quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, từ đó định hình nên Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phân tích nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh, là hệ thống quan điểm toàn diện về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam; dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng với sự thấm nhuần lịch sử - văn hóa - bản sắc dân tộc, và tinh thần hội nhập quốc tế.
- Liên hệ những bài học, làm theo tấm gương đạo đức, tác phong và phương pháp Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn